Thursday, March 10, 2011

Giá trị của cái bắt tay - The value of shaking hand

(Content in Vietnamese)
Cái bắt tay đầu tiên được cho rằng đã bắt nguồn từ nước Anh cách đây hàng trăm năm và cho tới ngày nay, bắt tay là một phần quan trọng của giao tiếp hiện đại và cách chào hỏi này đã lan rộng ra trên toàn thế giới.
Bạn có thể sẽ cảm nhận được những điều thú vị từ cái bắt tay của đối phương và phần nào biết được tâm trạng của họ đấy! Hãy cùng nhau tìm hiểu về văn hóa bắt tay nhé!
Khi nào nên bắt tay?
Trong tất cả các dịp gặp gỡ trong kinh doanh làm ăn, mọi người đều bắt tay để chào hỏi và chào tạm biệt. Cũng có thể bạn muốn chào mừng ai đó, hoặc chào hỏi một người lâu ngày mới gặp lại, hoặc khi bạn muốn cảm ơn, chúc mừng , bạn bè lâu ngày gặp lại hoặc chào hỏi người lớn tuổi hơn...
Vị trí đứng/ Tư thế
Bạn đứng cách đối phương khoảng một bước chân, hơi nghiêng người về phía trước, hai chân đứng thẳng, đưa bàn tay phải về phía trước, bốn ngón tay chụm lại, ngón tay cái mở rộng, đồng thời bạn nên nở một nụ cười với ánh mắt chân thành và nhìn thẳng.
Những quy tắc khi bắt tay
- Thời gian nắm tay: với những mối quan hệ thân mật, bạn có thể bắt tay trong khoảng thời gian lâu hơn một chút, trong lúc bắt tay có thể lắc lên lắc xuống, đồng thời hỏi thăm chào hỏi qua lời nói. Nếu chỉ bắt tay xã giao, 3 đến 5 giây là khoảng thời gian thích hợp nhất.
- Độ mạnh-nhẹ: tốt nhất là bạn chỉ nên nắm tay vừa phải, không quá mạnh, cũng không quá nhẹ. Mạnh quá sẽ làm đau tay đối phương, nhẹ quá sẽ tỏ thái độ không tôn trọng.
- Độ tuổi/ Vị trí xã hội: khi người lớn tuổi hơn đưa tay ra trước thì người nhỏ tuổi mới được bắt tay; phụ nữ đưa tay ra bắt thì nam giới mới bắt tay lại; cấp trên đưa tay ra trước thì cấp dưới mới bắt tay. Nếu cần phải bắt tay với nhiều người cùng một lúc, khi bắt tay phải tính đến thứ tự trước sau, từ bề trên đến bề dưới, từ trưởng lão đến thiếu niên, từ bậc trưởng bối đến bậc vãn bối, từ thầy giáo đến học sinh, nữ rồi mới đến nam, từ người đã kết hôn rồi mới đến người chưa kết hôn, từ cấp trên đến cấp dưới.
Những điều cần tránh khi bắt tay:
- Không bắt bằng tay trái
- Không bắt bằng cả hai tay một lúc
- Không đeo găng, đội mũ, đeo kính đen khi đang bắt tay
- Không được một tay bắt, một tay bỏ vào túi quần hay cầm theo đồ đạc
- Không được bắt tay mà mặt "lạnh tanh", không cười hay chào hỏi người đối diện
- Không nên chỉ nắm phần ngón tay của đối phương, mà phải nắm cả phần lòng bàn tay
- Không nên đè tay người đối diện, hoặc để tay mình dưới tay đối phương, cách tốt nhất là hai tay nên song song.
- Không nên từ chối cái bắt tay của người khác, chỉ trong trường hợp bất khả kháng (tay dơ, có bệnh về tay...) thì bạn phải chân thành xin lỗi và nói ngắn gọn lý do.

0 comments:

Post a Comment

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More