Saturday, April 06, 2013

Gia đình ông Đoàn Văn Vươn sẽ kháng cáo

Bà Báu nói rằng gia đình bà phòng vệ chính đáng trong tình thế cấp thiết.
Người nhà gia đình ông Đoàn Văn Vươn xác nhận với BBC rằng sẽ kháng cáo.
Trả lời phỏng vấn BBC ngày 5/4, bà Phạm Thị Báu, vợ ông Đoàn Văn Quý nói gia đình sẽ kháng cáo.
"Trước bản án của tòa án Thành phố Hải Phòng, chúng tôi thực sự thất vọng.
"Quan điểm của gia đình vẫn là vô tội. Những hành vi của chúng tôi là phòng vệ chính đáng trong tình thế cấp thiết.
"Khi họ đem lực lượng đến để tước đoạt đi tài sản của gia đình tôi thì không riêng gia đình tôi mà bất kể gia đình nào cũng sẽ hành động như vậy", bà Báu nói.
Khi được hỏi về chi tiết báo trong nước dẫn lời ông Quý nói ông khóc lóc xin được giữ nguyên bản án 5 năm cho anh trai, ông Đoàn Văn Vươn, bà Báu bác bỏ hoàn toàn tin này.
Luật sư Lê Thị Công Nhân, người từng bị ngồi tù vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước, nói với BBC rằng "khi hơn 100 người thuộc quân đội và công an có vũ trang, có cả chó để săn đuổi, và bắt bớ họ, thì hành động của họ theo cá nhân tôi là hành động “phòng vệ chính đáng.
"Và những việc làm của họ có thể nói đã vượt qua giới hạn phòng vệ chính đáng, gây ra những hậu quả. Và những hậu quả đó, rất may, đã không gây ra những hậu quả quá nặng nề…
Luật sư Công Nhân nói rằng "cá nhân tôi cảm thấy rằng bản án tuyên như vậy vẫn khá là nặng nề".
"Bởi vì bản chất của hành động của anh Đoàn Văn Vươn cũng như gia đình thì không thể nào quy kết họ vào tội ‘giết người’ được. Đấy là điều mà tôi phản đối ngay từ đầu…"
"Nếu Công Nhân là thẩm phán, và Công Nhân tuyên anh Vươn án 3 năm tù treo, thì Công Nhân tin rằng bản thân anh Vươn cũng thấy là thỏa đáng.
"Tức là tôi không cổ vũ cho những hành vi mà theo tôi khá là nguy hiểm, nguy hiểm không những cho phía bên kia, mà ngay cả cho bên phía chính mình và rất dễ đến những hậu quả mà chúng ta gọi là khôn lường. Quan điểm rõ ràng là như vậy và nó có thể gây nhiều tranh cãi, bởi vì nhiều người cho rằng phải tuyên vô tội, còn về mặt tình cảm, tôi hoàn toàn ủng hộ anh Đoàn Văn Vươn", Luật sư Lê Thị Công Nhân nói.
Trả lời BBC khi cũng đang ngồi tại nhà cùng bà Báu ở Tiên Lãng, nhà đấu tranh chống tiêu cực, cụ bà Lê Hiền Đức nói "Chừng nào mà gia đình Đoàn Văn Vươn vẫn chưa thoát khỏi vòng lao lý, gia đình Đoàn Văn Vươn chưa được đền bù, thì chừng đó tôi còn coi chính quyền Trung ương như Hải Phòng và Tiên Lãng phóng to mà thôi.
'Không nghiêm minh'
"Đấy là quan điểm của tôi vẫn như thế từ cách đây hơn một năm, lúc mà Đoàn Văn Vươn mới bị bắt."
Giáo sư Tương Lai nói với BBC rằng ông không ngạc nhiên về mức án tòa tuyên.
"Với tòa án này, thì luật pháp ở nước này có còn là một cán cân công lý để cho người dân tin hay không?", giáo sư đặt câu hỏi.
"Hiện nay người ta đang sửa Hiến pháp, nếu làm theo điều mà người ta đang tuyên truyền đó - là xử đúng người, đúng tội, thì phải xử cả bên cưỡng chế lẫn bên bị cưỡng chế. Chứ không thể chỉ riêng một bên bị, mà để hôm nay kết tội ông Đoàn Văn Vươn, anh ông ấy, cũng như vợ ông ấy, tách ra khỏi phía gây ra hành vi đáng tiếc của ông Đoàn Văn Vươn.
"Điều đó phản ánh tính không nghiêm minh của luật pháp, mà như vậy thì không thể nào có sự thuyết phục mà để nhân dân nói, biết rằng đây là một nhà nước pháp quyền được. Bởi vì nếu tách hai vấn đề này ra thì không thể nào thấy rằng công lý được thực hiện", Giáo sư Tương Lai nói với BBC.
Trước đó, ông Đoàn Văn Vươn đã bác bỏ bản luận tội của đại diện Viện Kiểm sát trong phần tự bào chữa cuối phiên xử ngày 4/4.
Ngày 5/4, Tòa án Nhân dân Hải Phòng tuyên án ông Đoàn Văn Vươn 5 năm tù; ông Đoàn Văn Quý: 5 năm tù; Đoàn Văn Sịnh: 3 năm 6 tháng tù; và ông Đoàn Văn Vệ bị 2 năm tù về tội Giết người theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 93 Bộ Luật Hình sự.
Vợ ông Quý là bà Phạm Thị Báu bị 18 tháng tù cho hưởng án treo, thử thách 36 tháng và vợ ông Vươn, bà Nguyễn Thị Thương bị 15 tháng tù cho hưởng án treo, thử thách 30 tháng về tội chống người thi hành công vụ quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 257 Bộ Luật Hình sự.

"Chừng nào mà gia đình Đoàn Văn Vươn vẫn chưa thoát khỏi vòng lao lý, gia đình Đoàn Văn Vươn chưa được đền bù, thì chừng đó tôi còn coi chính quyền Trung ương như Hải Phòng và Tiên Lãng phóng to mà thôi"
Bà Lê Hiền Đức


Theo BBC


North Korea warns foreign embassies to prepare escape

North Korea has told foreign embassies in Pyongyang it cannot guarantee their safety in the event of conflict, and to consider evacuating their employees.
Both Russia and the UK said they had no immediate plans to evacuate their embassies in the North Korean capital.
The North's move comes amid threats to attack US and South Korean targets.
South Korea has reportedly deployed two warships with missile defence systems after the North was said to have moved at least one missile to its east coast.
Military officials told South Korean media the two warships would be deployed on the east and west coasts.
Seoul has played down the North's missile move: It said the move may be for a test rather than a hostile act.
For its part, the US said it would not be surprised if North Korea were to conduct a new missile test, with White House spokesman Jay Carney telling reporters: "We have seen them launch missiles in the past."
Russia 'deeply concerned' British diplomats said on Friday the North had asked them to respond by 10 April on what support the embassy would need in the event of any evacuation - and they were considering their moves.
"We are consulting international partners about these developments," said a Foreign and Commonwealth Office statement. "No decisions have been taken, and we have no immediate plans to withdraw our Embassy."
Russian Foreign Minister Sergei Lavrov said Moscow was "deeply concerned about the escalation of tension, which for now is verbal".
"We want to understand the reasons behind this offer," he said. "We were interested in finding out whether this was a decision taken by the North Korean leadership to evacuate embassies, or just an offer."
Anecdotal reports from Pyongyang suggest the mood there is calm, and many believe North Korea is deliberately trying to create a sense of crisis, says the BBC's Lucy Williamson in Seoul.
One of the US targets named by Pyongyang was the Pacific island of Guam, which hosts a US military base.
On Thursday, the US confirmed it would deploy a missile defence system to Guam in response to the threats.
South Korea's foreign minister told MPs on Thursday that the North had moved a missile to the east coast, which is the location for previous military tests.
Unconfirmed reports on Friday said the North had moved two missiles - thought to be mid-range Musudans, which are untested in flight but are thought to have the capacity to reach as far as Guam - and loaded them on to launchers.
Yonhap, the South Korean news agency, said that two warships equipped with Aegis defence systems would monitor the situation.
'Turn down volume' Despite North Korea's belligerent rhetoric, it has not taken direct military action since 2010, when it shelled a South Korean island and killed four people.
But in recent weeks it has threatened nuclear strikes and attacks on the US and South Korea.
It has announced a formal declaration of war on the South, and pledged to reopen a mothballed nuclear reactor in defiance of UN Security Council resolutions.
Many of North Korea's angry statements have cited the annual military exercises between US and South Korean forces as provocation.
The US flew nuclear-capable B2 and B52 bombers over the South as part of the drill, and has since deployed warships with missile defence systems to the region.

Regional papers reflect on crisis

In South Korea
  • Chosun Ilbo says: "The military has pledged to maintain a solid defence amid increasing threats from North Korea, but incident after incident shows how empty that pledge is."
  • Joong Ang Daily writes: "The escalation of tension by the North has hardly affected the South. Pyongyang's provocations are aimed at consolidating Kim Jong-un's power base at home."
In Japan
  • According to Yomiuri Shimbun: "Kim should be keenly aware that the pursuits of nuclear armament and economic reconstruction are incompatible."
  • Asahi Shimbun writes: "The United States and its two regional allies, Japan and South Korea, should start working closely together in serious efforts to figure out the best way to deal with North Korea."
North Korea's official media say the US is surrounding the peninsula with a nuclear threat from land, sea and air.
Quotes from unnamed Pentagon officials suggest Washington is now questioning whether some of its actions may have contributed to the tension, with CNN quoting one official as saying the US would try to "turn the volume down" on its rhetoric.
Meanwhile, retired Cuban leader Fidel Castro has urged restraint on the Korean Peninsula in his first newspaper "reflections" piece for nine months.
Writing of the wider impact that a nuclear war could unleash in Asia and beyond, Mr Castro said Havana had always been and would continue to be an ally of North Korea, but asked it to consider the interests of its friends.
In recent weeks, the North has shut down an emergency military hotline between Seoul and Pyongyang and stopped South Koreans from working at a joint industrial complex in the North.
The Kaesong complex, one of the last remaining symbols of co-operation between the neighbours, is staffed mainly by North Koreans but funded and managed by South Korean firms.
North Korea missile ranges map


 Source: bbc

Friday, April 05, 2013

HTC First - smartphone đầu tiên tích hợp Facebook Home

Mạng xã hội lớn nhất hành tinh vừa giới thiệu bước đột phá lớn mang tên Facebook Home cùng điện thoại HTC First.

Ngày 4/4, tại trụ sở Menlo Park, California (Mỹ), Mark Zuckerberg - CEO mạng xã hội Facebook tuyên bố: "Hôm nay, cuối cùng chúng ta cũng nói về Facebook Phone."
Ngày 4/4, tại trụ sở Menlo Park, California (Mỹ), Mark Zuckerberg - CEO mạng xã hội Facebook tuyên bố: "Hôm nay, cuối cùng chúng ta cũng nói về Facebook Phone."
Bước đột phá mà Facebook muốn giới thiệu lần này chính là Home - một lớp các ứng dụng đóng vai trò như màn hình chính (homescreen) của smartphone.
Bước đột phá mà Facebook muốn giới thiệu lần này chính là Home - một lớp các ứng dụng đóng vai trò như màn hình chính (homescreen) của smartphone.
Sau khi cài đặt, Home sẽ hoạt động như homescreen. Mọi cập nhật sẽ hiện ra ngay trước mắt, kể cả khi máy đang khóa. Người dùng cũng có thể bấm like hay viết bình luận trực tiếp tại đó.
Sau khi cài đặt, Home sẽ hoạt động như homescreen. Mọi cập nhật sẽ hiện ra ngay trước mắt, kể cả khi máy đang khóa. Người dùng cũng có thể bấm like hay viết bình luận trực tiếp tại đó.
Home sẽ bắt đầu được cho phép tải miễn phí trên Play Store từ 12/4 và hiện nay, nó có thể hoạt động trên HTC One X, One X+, One, Samsung Galaxy S III, Galaxy Note II và Galaxy S4.
Home sẽ bắt đầu được cho phép tải miễn phí trên Play Store từ 12/4 và hiện nay, nó có thể hoạt động trên HTC One X, One X+, One, Samsung Galaxy S III, Galaxy Note II và Galaxy S4.
Hãng đầu tiên tham gia hợp tác với Facebook trong dự án này chính là hãng điện thoại Đài Loan HTC. Facebook khẳng định sẽ không tự phát triển điện thoại, mà muốn người dùng có thể biến smartphone của mình thành "Facebook Phone".
Hãng đầu tiên tham gia hợp tác với Facebook trong dự án này chính là hãng điện thoại Đài Loan HTC. Facebook khẳng định sẽ không tự phát triển điện thoại, mà muốn người dùng có thể biến smartphone của mình thành "Facebook Phone".
HTC First là điện thoại đầu tiên được trang bị Home và có logo Facebook nhỏ ở phía sau.
HTC First là điện thoại đầu tiên được trang bị Home và có logo Facebook nhỏ ở phía sau.
First sử dụng màn hình 4,3 inch, chạy Android 4.1 Jelly Bean và chip lõi kép của Qualcomm.
First sử dụng màn hình 4,3 inch, chạy Android 4.1 Jelly Bean và chip lõi kép của Qualcomm.
Hai bên cạnh máy là cổng cắm microUSB...
Hai bên cạnh máy là cổng cắm microUSB...
... và phím tăng giảm âm lượng.
... và phím tăng giảm âm lượng.
Phím nguồn và giắc cắm tai nghe 3,5 mm ở trên cùng.
Phím nguồn và giắc cắm tai nghe 3,5 mm ở trên cùng.
Sản phẩm có 4 màu đen, trắng, đỏ và xanh nhạt. Người dùng đã có thể bắt đầu đặt hàng và máy sẽ được xuất xưởng vào ngày 12/4.
Sản phẩm có 4 màu đen, trắng, đỏ và xanh nhạt. Người dùng đã có thể bắt đầu đặt hàng và máy sẽ được xuất xưởng vào ngày 12/4.
Nguồn http://ngoisao.net/tin-tuc/dan-choi/2013/04/htc-first-smartphone-dau-tien-tich-hop-facebook-home-235716/

Đưa thi thể nạn nhân đến nhà hung thủ... tẩm liệm

(TNO) Ngày 3.4, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Cà Mau cho biết Công an TP.Cà Mau đã bắt khẩn cấp Huỳnh Văn Nghĩa để điều tra về hành vi giết người. 
Theo kết quả điều tra ban đầu, chiều 2.4, Huỳnh Văn Nghĩa (tự Sáu Nghĩa, 51 tuổi, ngụ ấp 1, xã Tắc Vân, TP.Cà Mau, tỉnh Cà Mau) đi nhậu về và đến nhà em ruột là H.T.H ngụ cùng xóm.
Lúc này, nhà bà P.K.C đối diện nhà ông H. tổ chức cúng giỗ người thân. Do không có chỗ đậu xe, khách nhà bà C. gửi nhờ xe sang sân nhà ông H. làm cản lối đi. Vì vậy, ông Nghĩa lớn tiếng chửi bới và không cho đậu xe trước nhà em mình.
Ông Nguyễn Thanh Long (57 tuổi), là hàng xóm của ông Nghĩa, qua dắt xe của mình về.
Đưa thi hài đến nhà hung thủ tẩn liệm, đập phá đồ đạc 2
Nhiều người dân hiếu kỳ tập trung theo dõi vụ việc
Lúc này, giữa ông Nghĩa và ông Long có lời qua tiếng lại nên được mọi người can ngăn. Sau đó, ông Long trở về nhà bà C. dự tiệc, còn ông Nghĩa bỏ về nhà.
Khoảng 18 giờ cùng ngày, ông Nghĩa bất ngờ xuất hiện trước cửa nhà bà C. với cây dao mổ bò nhọn hoắc, dài khoảng 30 cm, xông vào đâm ông Long loạn xạ. Ông Long đã bị đâm 5 nhát, trong đó có một nhát xuyên tim từ bên nách trái làm ông tử vong trên đường đi cấp cứu.
Tức giận trước cái chết tức tưởi của ông Long, người nhà của ông đã mang thi hài ông này đến đặt trên giường ngủ nhà ông Nghĩa và tổ chức tẩm liệm.
Khi cơ quan chức năng tiến hành mổ tử thi, người nhà ông Long cũng nằng nặc đòi mổ trong nhà ông Nghĩa.
Các cơ quan ban ngành, đoàn thể phải vận động thuyết phục hàng giờ đồng hồ, người thân ông Long mới đồng ý đưa thi hài ông Long ra sân nhà ông Nghĩa để cơ quan chức năng khám nghiệm tử thi.
Đồng thời nhiều người manh động đã đập hết đồ đạc trong nhà ông Nghĩa, rồi kéo sang nhà ông H. đập phá. Vợ ông Nghĩa và gia đình ông H. phải chạy đi lánh nạn.
Sau khi được vận động, thuyết phục, đến rạng sáng 3.4, người thân của ông Long mới chịu giải tán và đưa quan tài về nhà tổ chức đám tang.
Hơn 200 người hiếu kỳ đã tập trung theo dõi vụ việc.
Kết quả khám nghiệm tử thi, ông Long tử vong do vết thương đâm thủng tim. Ngay sau sự việc xảy ra, Công an TP.Cà Mau bắt khẩn cấp đối Huỳnh Văn Nghĩa để điều tra về hành vi giết người.
Hiện vụ việc đang được Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.Cà Mau kết hợp cùng Cảnh sát điều tra Công an tỉnh điều tra xử lý.
 Gia Bách
Ngyuồn: vn.news.yahoo.com

Nhức nhối nạn xâm hại trẻ em - Kỳ 3: Ngăn ngừa những nguy cơ

Trước tình trạng xâm hại tình dục trẻ em ngày càng phổ biến, việc trang bị những kỹ năng tự bảo vệ cho các em là vô cùng bức thiết. 
“Điều gì cũng có thể xảy ra !”
Một thực tế không thể phủ nhận, không ít các vụ hiếp dâm trẻ em xảy ra có liên quan đến chính những người thân trong gia đình hoặc họ hàng, lối xóm, những người có mối quan hệ gần gũi với đứa trẻ.
Bà Nguyễn Kim Thiện, Chủ nhiệm mái ấm Hoa Hồng Nhỏ, TP.HCM, cảnh báo: “Tôi thấy có những bà mẹ chủ quan, không mảy may bận tâm khi để con gái đã lớn ngủ chung với cha, em gái ngủ cùng anh trai... Tất nhiên, có nhiều người luôn giữ được sự trong sáng của mối quan hệ ruột rà đó. Nhưng trong cuộc sống, điều gì cũng có thể xảy ra”. Bà Thiện phân tích: “Khi có khoảng không gian riêng biệt, yên tĩnh và thân thiết giữa hai người khác giới, đặc biệt là khi người đàn ông uống rượu say, khó kiểm soát bản thân thì có thể dẫn đến những điều tệ hại, bất kể mối quan hệ giữa họ là ai”. Theo bà Thiện, cho dù có bộn bề lo toan chuyện mưu sinh đi chăng nữa, cha mẹ - nhất là người mẹ cũng nên dành thời gian “làm bạn” với con, giải đáp những băn khoăn tâm tư của con cái.

Trẻ có nguy cơ bị xâm hại được can thiệp, học nghề, học chữ tại một mái ấm ở TP.HCM - Ảnh: Như Lịch 
Trong quá trình tham gia dự án “Phòng chống, can thiệp cho trẻ em và thanh thiếu niên có nguy cơ và bị xâm hại” do Hội Bảo trợ trẻ em TP.HCM và Tổ chức Dynamo International phối hợp thực hiện, bà Lê Thị Ngọc Thơ, điều phối viên Dự án Phù Sa (thuộc Phòng LĐ-TB-XH TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp), cho biết: Chỉ tính riêng TP.Cao Lãnh, trong hai năm 2011 - 2012, các nhân viên dự án trên đã khảo sát, phát hiện 24 trường hợp (20 trẻ gái, 4 trẻ nam) có nguy cơ cao bị xâm hại và bạo hành. Bà Ngọc Thơ chua chát nói: “Tuy đã có một số trường hợp đau lòng xảy ra ngay tại địa phương mình, nhưng nhiều người dân vẫn quá chủ quan về vấn đề trẻ bị xâm hại. Họ bảo rằng, con nhỏ kia nó xui tận mạng mới bị hãm hiếp, còn con tui không bao giờ bị như vậy đâu!”.
Bà Thơ cho hay, nhiều gia đình thản nhiên bỏ con ở nhà một mình hoặc vô tư gửi cho hàng xóm. Có những trường hợp trẻ gái đã 14 - 15 tuổi thường xuyên ngủ chung với cha mà cha đang trong tình trạng cô đơn (vợ ly dị, bỏ nhà ra đi hoặc chết), lại say xỉn tối ngày. Một số người cha rủ bạn về nhậu say, rồi để mặc khách ngủ lại đêm ngay bên cạnh chõng tre của con gái mình... Bà Ngọc Thơ kể: “Khi được hỏi về chuyện dạy cho con em mình cách phòng chống xâm hại, hầu hết phụ huynh đều trả lời rằng, bản thân họ hồi đó đến giờ chưa từng được ai dạy về chuyện này, kể cả cha mẹ họ. Cho nên, họ không biết làm sao để dạy lại cho con. Vả lại, nhiều người cũng ỉ i vấn đề này đã có nhà trường dạy cho con họ”. Vì vậy, bên cạnh việc can thiệp, hỗ trợ cho những trẻ có nguy cơ, những nhân viên Dự án Phù Sa còn phối hợp với địa phương tổ chức những buổi tập huấn nâng cao nhận thức và kỹ năng bảo vệ con em cho phụ huynh.
Theo thạc sĩ - chuyên viên tư vấn Hà Trung Thành, giảng viên Trường Cán bộ TP.HCM, việc giáo dục giới tính hiện nay không chỉ dành riêng cho trẻ em mà nên cho cả những bậc phụ huynh, nhằm tránh những trường hợp ngộ nhận đáng tiếc xảy ra. Chẳng hạn, người cha rất yêu con gái mình nhưng con đã lớn rồi, nên không thể lúc nào cũng ôm vào lòng. Hoặc, người mẹ cứ ôm ấp đứa con trai đã 13 - 14 tuổi, dúi đầu vào ngực thì cũng không được... “Nên giữ khoảng cách nhất định khi con mình đã lớn. Sự yêu thương của cha mẹ dành cho con không có nghĩa lúc nào cũng cần va chạm thể xác. Thay vào đó là rất nhiều cách, như một câu nói, một ánh mắt, một sự giúp đỡ, một lời khuyên khi con mình gặp thất bại; những giọt nước mắt hạnh phúc khi con mình thành công”, thạc sĩ Hà Trung Thành chia sẻ.
Dạy trẻ biết tự bảo vệ
Chị Trương Thị Hồng Tâm (tác giả cuốn hồi ký Tâm “si đa” vượt lên cái chết) thẳng thắn bộc bạch rằng, từ nhỏ, chị cũng là một nạn nhân của nạn xâm hại tình dục. Từ chuyện đau lòng của bản thân, chị Hồng Tâm đúc kết: “Quan trọng nhất là người mẹ phải biết dạy con mình cách tự bảo vệ. Bất kể người lạ hay người thân nào mà cứ hôn hít hoặc nhìn chằm chằm vào những chỗ nhạy cảm trên cơ thể thì phải cảnh giác và báo cho mẹ biết ngay”.
Bà Phan Thanh Minh, nguyên Trưởng phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, nhìn nhận: “Lâu nay, việc tập huấn những kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ chưa đến nơi đến chốn. Theo tôi, nên đưa việc tập huấn này vào hệ thống trường học, bắt đầu từ bậc mẫu giáo. Phải xây dựng mạng lưới bảo vệ trẻ em tại khu phố, nhà trường, gia đình và ngay chính bản thân các em”. Bà Thanh Minh cho rằng, người lớn cần hướng dẫn cho trẻ cách nhận diện những hành vi, dấu hiệu xâm hại. “Với những em nhỏ, nếu chỉ nói suông thì các em sẽ không hiểu. Do đó, cần thông qua những hình ảnh sinh động hay trò chơi vẽ tranh, tô màu. Chẳng hạn, những bộ phận nào trên cơ thể có thể sờ được thì tô màu xanh, còn những bộ phận không cho ai sờ vào thì tô màu đỏ”, bà Minh nêu kinh nghiệm.
Đồng quan điểm với ý kiến trên, bà Lê Thị Xuân Lang, phụ trách Tổ tư vấn pháp luật Cơ quan thường trực phía nam của Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam lưu ý, các bậc cha mẹ nên hướng dẫn trẻ không ăn mặc quá gợi cảm trước mặt người khác giới, thậm chí ngay khi đang ở trong nhà mình. Theo bà Xuân Lang, việc giáo dục giới tính cho trẻ rất cần có kỹ năng, hiểu biết để trẻ không mắc cỡ, không suy diễn những điều “bậy bạ”. Đặc biệt, phải làm sao giáo dục con em mình vừa biết cách tự bảo vệ bản thân nhưng đồng thời vẫn giữ được sự hồn nhiên, tôn trọng người khác, không rơi vào tình cảnh “nhìn đâu cũng thấy kẻ xấu”.
Đề cập thực trạng không ít vụ hiếp dâm trẻ em bị “chìm xuồng”, bà Xuân Lang nhận xét: Khi vụ việc xảy ra, trẻ thường chậm thông báo với gia đình. Đến khi trẻ chịu thổ lộ sự việc, nhiều gia đình lại phớt lờ, cho đó là những lời đùa nghịch. Mặt khác, khi phát hiện sự thật, nhiều người mẹ có tâm lý sợ hãi, xấu hổ nên vội vàng tắm rửa, giặt giũ áo quần cho con và không đi trình báo… Chính những lý do như vậy khiến chứng cớ dễ bị mất. “Tôi thấy người ta mở ra rất nhiều cuộc hội thảo nhưng việc phát hiện các vụ xâm hại trẻ em rất ít. Đa số là do các phóng viên báo chí phát hiện và lên tiếng”, bà Lang tỏ ra bức xúc. Cũng theo bà Lang, theo luật định, trẻ em có quyền được cha mẹ lắng nghe và phát biểu ý kiến. Tuy nhiên, ở Việt Nam, cái quyền này của trẻ ít được coi trọng. Vì vậy, khi bị xâm hại, các em thường không dám bày tỏ cho người lớn biết hoặc nếu có thì khá trễ...
Đưa kỹ năng phòng, ngừa xâm hại tình dục vào trường học
Trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Trọng An, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ-TB-XH) cho biết, qua theo dõi, số vụ trẻ em bị xâm hại tình dục có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Nạn nhân bị xâm hại tình dục có độ tuổi ngày càng nhỏ, trong khi người có hành vi xâm hại chính là cha đẻ, bố dượng, người cao tuổi, hàng xóm láng giềng… cho thấy sự xuống cấp nghiêm trọng trong chuẩn mực đạo đức, gây ra sự bức xúc trong xã hội.
Theo thống kê chưa đầy đủ của Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em, năm 2012 trên cả nước có 983 trẻ em bị xâm hại tình dục và có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Có nhiều nguyên nhân lý giải về tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục đang ngày càng gia tăng, với mức độ ngày càng nghiêm trọng như ảnh hưởng từ phim ảnh đồi trụy, từ chất kích thích, gây nghiện. Nhưng còn một nguyên nhân còn ít được nhắc tới đó là sự buông lỏng quản lý và giáo dục từ gia đình. Bản thân cha mẹ mải mê công việc, thiếu kỹ năng giáo dục, bảo vệ con; sự tư vấn trong nhà trường chưa đầy đủ khiến trẻ em nằm trong nhóm nguy cơ cao bị xâm hại tình dục nên khi đã xảy ra trẻ không biết cách nhận biết và phòng ngừa.
Cũng theo ông An, trên toàn quốc hiện có khoảng 40.000 cộng tác viên trong mạng lưới phát hiện sớm, phòng ngừa tình trạng xâm hại trẻ em, trong đó có xâm hại tình dục tại địa bàn dân cư và đội ngũ này hoạt động hiệu quả. “Trong trường hợp phát hiện trẻ em bị xâm hại nói chung và xâm hại tình dục nói riêng, cần sự vào cuộc từ cơ quan chức năng, sự hỗ trợ tư vấn của đội ngũ chuyên gia có thể gọi điện cung cấp thông tin cho tổng đài phím số kỳ diệu 1800 1567 để có sự trợ giúp kịp thời từ Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em”, ông An nói.
P.Hậu
Nguồn: http://vn.news.yahoo.com/nh%E1%BB%A9c-nh%E1%BB%91i-n%E1%BA%A1n-x%C3%A2m-h%E1%BA%A1i-tr%E1%BA%BB-em-k%E1%BB%B3-201016923.html

Đánh chuyên án, bắt gần 22 ngàn viên ma túy tổng hợp

TÂM PHÙNG
Sáng 3/4, BĐBP Quảng Bình cho biết đã lập chuyên án và đánh sập đường dây mua bán vận chuyển ma túy từ Lào về Việt Nam, bắt quả tang 3 đối tượng quốc tịch Lào.
Các đối tượng bị bắt giữ gồm: Thạo-Xan-Xay-Nhạ-Vông-Xá (31 tuổi), Thạo-Xiêng-Nuôn-In-Tha-Vông (40 tuổi) và đối tượng nữ là Nang-Cốm-Kẹo-Đi (31 tuổi).

Trinh sát bắt hai đối tượng tại địa điểm giao hàng.
Theo đại tá Đỗ Phi Hùng - Trưởng phòng Phòng chống TP ma túy - BĐBP Quảng bình cho hay, đó là kết quả của sự phối hợp giữa BĐBP Quảng Bình với lực lượng phòng chống ma túy thuộc Sở An ninh tỉnh Khăm Muộn (Lào) với chuyên án mang tên 516Lv, được xác lập từ tháng 7/2012.
Chuyên án có nhiệm vụ thâm nhập và phá tan đường dây mua bán, vận chuyển ma túy từ Lào sang Việt Nam tiêu thụ.
Đến ngày 25/3, khi thời cơ chín muồi, lực lượng chuyên án dùng nghiệp vụ đã “điều” được các đối tượng mang hàng đến nơi hẹn định trước và tung lực lượng bắt gọn.
Tại hiện trường, lực lượng chức năng đã thu được 21.988 viên ma túy tổng hợp, 1 xe ô tô bán tải, 2 xe máy, 3 điện thoại di động và 1 triệu Kíp Lào.

Các đối tượng và tang vật thu giữ được.
“Chuyên án thành công đã đánh sập một đường dây có quy mô lớn mang ma túy từ vùng Tam Giác Vàng về Lào và sau đó bằng mọi cách đưa sang Việt Nam tiêu thụ” - đại tá Hùng cho biết.
Bộ Tư lệnh BĐBP đã khen ngợi và “thưởng nóng” cho ban chuyên án và BĐBP Quảng Bình vì thành tích trên.
Nguồn: nongnghiep.vn


South Korea 'deploys warships to track North missiles'

A North Korean soldier looks through binoculars at the truce village of Panmunjomon April 4, 2013.
Tension between the two Koreas is at its highest level in several years
South Korea has deployed two warships with missile-defence systems, reports say, a day after the North apparently moved a missile to its east coast.
Military officials told South Korean media the two warships would be deployed on the east and west coasts.
Seoul has played down the North's missile move, saying it may be for a test rather than a hostile act.
In recent weeks, the North has ramped up its rhetoric and made specific threats to target US territory.
One of the targets named by Pyongyang was the Pacific island of Guam, which hosts a US military base.
On Thursday, the US confirmed it would deploy a missile-defence system to Guam in response to the threats.
"The moves that we have been making are designed to ensure and to reassure the American people and our allies that we can defend the United States," said state department spokeswoman Victoria Nuland.
South Korea's foreign minister told MPs on Thursday that the North had moved a missile to the east coast, which is the location for previous military tests.
Unconfirmed reports on Friday said the North had moved two missiles, and had loaded them on to launchers.
The missiles are thought to be mid-range Musudans, which have the capacity to reach has far as Guam.
Unnamed officials told the South Korean news agency Yonhap that two warships equipped with Aegis defence systems would monitor the situation.
"If the North fires off a missile, we will trace its trajectory," Yonhap quoted the official as saying.
Source: bbc.co.uk

Gửi đồng nghiệp đưa tin vụ ông Vươn

Nhà báo Võ Văn Tạo, cựu Hội thẩm nhân dân – Tòa án TP Nha Trang
 Vụ án oan khốc xử anh em ông Đoàn Văn Vươn đang làm rỉ máu nhiều trái tim nhân hậu. Là các phóng viên tác nghiệp ở phiên tòa, hoặc các biên tập viên ở tòa soạn, nên chăng các bạn cần thận trọng cân nhắc khi dùng câu, chữ trong khi soạn bản tin, bài viết.
Chắc hẳn, để được vào quan sát phiên tòa qua màn hình ti vi, các bạn phóng viên cũng phải qua thủ tục nhiêu khê, nhẫn nhục chịu đựng thái độ thiếu tôn trọng và thiếu văn hóa với báo giới – đại diện cho quyền cơ bản – được thông tin -  của công chúng. Các bạn đã tận mắt ghi nhận sự thật trớ trêu: xét xử công khai, nhưng một rừng công an, an ninh chìm nổi… với mọi thủ đoạn tệ lậu bất minh ngăn cản công chúng và báo chí dự khán. Một cách ngang nhiên và trắng trợn, người ta đang tự cho cái quyền ngồi xổm trên pháp luật, bất chấp lương tri.
Từ buổi sáng oan nghiệt 5-1-2012 ở Đầm Cống Rộc (Quang Vinh, Tiên Lãng), hẳn các bạn, trực tiếp tác nghiệp, hoặc qua công luận, cũng biết rõ đầu đuôi, căn nguyên vụ việc: anh em họ Đoàn không chủ động tấn công hoặc cướp phá của ai, họ chỉ bất đắc dĩ phòng thủ trước âm mưu của quan chức địa phương muốn ăn cướp thành quả lao động kiên cường của họ. Ông Đoàn Văn Vươn có nhân thân rất tốt, từng đi bộ đội, trở về học đại học, phải vật lộn chiến thắng triều cường, bão biển, trả giá bằng sinh mạng con cháu, để tạo nên một đầm tôm hứa hẹn, lại còn đang mắc nợ ngân hàng bạc tỷ… Ông cũng từng ngộ nhận có công lý nơi tòa án… 
Các bạn cũng biết, ngay sau khi xảy ra vụ cưỡng chế, báo chí bị làm khó thế nào khi tác nghiệp; các phát ngôn bất nhất, vu khống nhân dân, đổ lỗi chối tội của không ít quan chức Hải Phòng và Tiên Lãng; các nhận định, đánh giá công minh và tâm huyết của nhiều lão thành cách mạng, nhiều chuyên gia pháp lý danh tiếng; kết luận Hải Phòng sai phạm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng… không ít trong số các bạn cũng biết đến vụ án nổi tiếng và có hậu Đồng Nọc Nạn thời Pháp thuộc. Không ít trong các bạn cũng suy tư, phải chi những người có trách nhiệm ở các cấp chịu khó động não, để có phương án giải quyết khôn ngoan hơn, nhân hậu hơn, tháo gỡ nguy cơ tiềm ẩn những vụ việc đáng tiếc tương tự…
Đúng – sai, đâu là công lý? Hẳn các bạn không khó để nhận định. Các bạn cũng biết, nếu không có phát súng hoa cải, báo chí không lên tiếng rầm rộ, hẳn gia đình ông Vươn giờ đây trắng tay, nợ nần chồng chất và có thể cả nhà phải nhảy xuống biển tự vẫn.
Sinh thời, nhà cách mạng lão thành – nhà văn – nhà báo danh tiếng Trần Bạch Đằng từng bộc bạch nhân một dịp 21-6. Ông tự hào là nhà báo trẻ (khi đó ông vừa mới được cấp thẻ nhà báo), vì hiện nay người dân có việc oan ức… không tìm đến chính quyền, cấp ủy đảng hoặc công an, tòa án… mà tìm đến báo chí. Báo chí là chỗ dựa, là niềm tin duy nhất và cuối cùng của họ.
Là những người làm báo, không ít người trong các bạn vẫn day dứt, suy tư về hiện tình đất nước, biết rõ những bất cập về luật pháp nói chung và luật đất đai nói riêng… hiểu rõ thân phận, tình cảnh người dân thấp cổ bé họng trong xã hội đang suy thoái đảo điên mọi giá trị. 
Vậy mà…! 
Tôi đã đọc hầu hết tin, bài trên các báo phản ánh phiên tòa xử anh em ông Vươn trong mấy ngày qua. Xin cảm ơn nhiều bạn đã cân nhắc và thận trọng trong cách dùng câu, chữ, thể hiện lương tri sáng suốt và tấm lòng nhân hậu, luôn tìm cách bênh vực người dân yếu thế bị hà hiếp. Nhưng cũng có một số bạn, có lẽ do vô tình, hoặc bị sức ép “tế nhị” nào đó, đã gọi trống không ông Đoàn Văn Vươn đáng thương của chúng ta là “Vươn”, hoặc “Đoàn Văn Vươn”.
Gần 10 năm ngồi ghế hội thẩm nhân dân, nhiều lần tôi  rất khó chịu khi nghe một số thẩm phán, hội thẩm nhân dân thẩm vấn các bị cáo một cách trống không, cộc lốc, miệt thị, quát tháo… Gặp những tình huống như thế, tôi tìm cách nhẹ nhàng nhắc nhở: dù là kẻ tội phạm thật sự, cũng cần tôn trọng nhân phẩm của họ. Ngành tòa án cũng đã có thông tri, yêu cầu không dùng những từ “y”, “thị” đối với các bị cáo. Đó là cách tốt nhất để cảm hóa lương tâm, thực hiện chức năng giáo dục của xét xử. Khi thẩm vấn bị cáo, tùy  tuổi tác, nên hỏi: “Xin (đề nghị) ông (bà, anh, chị) cho hội đồng xét xử biết…”. Bị cáo trả lời xong, ta phải cảm ơn. Đó là biểu hiện tối thiểu của người có văn hóa. 
Mấy lời tâm huyết và xây dựng cùng các bạn phóng viên, biên tập viên – những đồng nghiệp cao quý và tử tế của tôi. Rất mong những bạn nào trót sơ suất, vô tình… từ nay cẩn trọng, cân nhắc từng câu, từng chữ. Đó cũng là cách để các bạn giúp tờ báo của mình chiếm thêm cảm tình nơi bạn đọc và công chúng có lương tri. 
V.V.T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Nguồn boxitvn.net

Netizens Sway Opinion with ‘People’s’ Paper

Written by Editor4   
An award-winning blogger in Vietnam said online activists in his tightly ruled country are becoming an effective source of information and are educating the public about their political rights through their “people’s newspaper.”

But while these activists are competing with the one-party communist state’s official media to channel information to the public, they are not fighting against the government, Huynh Ngoc Chenh told RFA’s Vietnamese Service Wednesday in Paris, where he had traveled to accept the 2013 international “Netizen of the Year” award from press freedom watchdog Reporters Without Borders.

“Of course, state media is very strong because they control everything from newspapers to radio, TV, and Internet. A lot of money is pumped into these channels,” said Chenh, a retired senior editor at Vietnam’s Thanh Niennewspaper whose blog has faced heavy government pressure.

“However, news from the ‘People’s Newspaper,’ as we bloggers call ourselves, is developing day by day,” he said. “We compete with the state media and have the edge because our news is true—and also because of our fighting spirit.”

Chenh is one of Vietnam’s most influential bloggers. His site, which is blocked by the government, draws tens of thousands of Vietnamese who use anti-censorship software to read his articles on democracy, human rights, and the territorial disputes between Vietnam and China.

He said that while many bloggers are in prison, particularly since Vietnam launched an intensified crackdown on online dissent in 2009, “there are signs that they may be freed soon because of our strong protests.”

Lawyer Le Cong Dinh, land rights activist Bui Hang and blogger Le Anh Hung were all released from detention after Vietnamese authorities faced pressure from Vietnam’s online community, he said.

“Actually, we’re not fighting against the government. We write to let people know what is going on—it’s a form of education,” Chenh said.

“We want to give them information about what democracy is and what their basic rights are so they can believe in themselves, be brave, and overcome their fears to fight for their rights,” he said.

“When people understand these things, the government is forced to change.” (AN-80/RFA)
Source: asean-news.com

Vietnamese Political Prisoner 'Seriously Ill'

Written by Editor4   
ASEAN-NEWS, VIETNAM-The health of one of Vietnam’s longest-held political prisoners is deteriorating rapidly and he is seeking medical parole, his daughter said Monday, raising concerns about inadequate medical care in the prison.
Poet Nguyen Huu Cau, 66, who is serving a life sentence for “sabotage” over his writings that exposed corruption by ruling Communist Party officials, is nearly blind and mostly deaf, and is complaining of low blood flow to the brain while he suffers from a heart condition.
Cau’s daughter Nguyen Thi Anh Thu, who visited him at the Z30A Xuan Loc prison camp in Dong Nai province on Saturday after prison officials called to notify her of his worsening condition, said his health was failing.
“My father is very weak. He said he has low cerebral blood flow, and because of it he has been fainting frequently over the past ten days,” Thu told RFA’s Vietnamese Service after the visit to the prison, which is one of Vietnam’s main facilities for political prisoners.
“He said he feels very ill. He could not talk much and he had to pause a lot in conversation to catch his breath, and I saw that his walk was weak too,” said Thu, who had also visited her father earlier this month.
Cau told her the quality of care at the prison clinic was poor and asked her to submit a request for medical parole so that he could receive treatment elsewhere.
“He said the doctors there are not good,” Thu said.
“Even though I have very slim hope, I will still try my best so that he can receive treatment outside, because I feel so sad to see him in this situation.” (AN-80/RFA)
Source: http://asean-news.com/index.php?option=com_content&view=article&id=2629:vietnamese-political-prisoner-seriously-ill&catid=94:vietnam-national&Itemid=539

Gửi truyền thông VTV

Tác giả: Ngô Thị Hồng Lâm
Hãy thử nhìn lại tình hình những năm vừa qua: kinh tế thì suy thoái, lạm phát thì leo thang, tham nhũng thì tràn lan, sờ đâu cũng thấy (lời ông Nguyễn Phú Trọng). Nền giáo dục thì suy đồi, trụy lạc, dột từ nóc dột xuống. Thầy hiếp dâm trò. Sách trong trường học, hàng hóa bán trong siêu thị thì trương cờ Trung quốc. Xã hội thì đâm chém, cướp của giết người man rợ. Các vụ buôn bán heroin ngày một gia tăng và nghiêm trọng. Đất đai của dân thì bị phe nhóm xâu xé bằng quyền lực. Cư dân ra khơi đánh bắt cá thì bị Trung Quốc bắn và cướp tàu mà không được quân đội và công an bảo vệ. Người dân biểu tình chống Trung Quốc bắn giết ngư dân mình thì bị nhà cầm quyền bắt bớ và đánh đập bằng bạo lực. Nhân dân trong nước thì bị công an liên tục đánh chết chỉ vì vi phạm một lỗi nhỏ hành chính.
Trong tình hình đó, vừa qua Quốc hội Việt Nam ra nghị quyết kêu gọi nhân dân trong cả nước và kiều bào ở nước ngoài tham gia đóng góp ý kiến xây dựng cho việc “Sửa đổi Hiến pháp 1992”,  “nhân dân có thể góp ý kiến đối với điều 4 Hiến pháp như với tất cả các nội dung khác trong dự thảo, không có gì cấm kỵ cả”.
Từ thực tế đó, nhóm chuyên gia Luật học của Việt Nam đã soạn một bản “Dự thảo Hiến pháp” (mẫu), nó phản ánh khát vọng cởi bỏ xiềng xích đang quấn quanh và cột chặt dân tộc Việt Nam. Bản “Dự thảo Hiến pháp” (mẫu) và Kiến nghị gửi UBDT sửa đổi hiến pháp 1992 chính là sản phẩm kết tinh tinh hoa của trí tuệ lòng yêu nước mà 72 nhân sĩ trí thức đã ký (gọi tắt là Kiến nghị 72) và đến nay đã được đông đảo trên 12 ngàn người dân ký tên đồng tình hưởng ứng.
Thay vì tiếp thu và lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người dân, để tự nhìn lại mình, nhìn lại nội tình đất nước, kể từ khi đảng thâu tóm tất tần tật quyền thống trị, thì trước con số hơn 12 ngàn người ký tên trong Kiến nghị 72 – một con số không nhỏ – đảng đã hoảng sợ và đã phải núp vào trong “điều 4” là “lô cốt” của Hiến pháp 1992 để bắn lại nhân dân.
Ông Nguyễn Phú Trọng đã lớn tiếng dậy dỗ nhân dân, chỉ trích những ai có “tư tưởng đa nguyên, đa đảng”, đòi “bỏ điều 4 Hiến pháp”, đòi “phi chính chính trị hóa quân đội”, “là suy thoái đạo đức, suy thoái chính trị”. Và liền đó ông Nguyễn Phú Trọng đã bị nhà báo trẻ Nguyễn Đắc Kiên bẻ lại như bẻ khúc củi khô!
Còn ông Nguyễn Sinh Hùng thì cũng không kém phần lớn tiếng đe nẹt: “những ai lợi dụng việc sửa Hiến pháp 1992 để kích động chống phá đảng và Nhà nước thì phải xử lý nghiêm”. Ô hay, ông đang nói gì vậy? Ông quen cách hành xử “cả vú lấp miệng em” mất rồi! Ông kêu gọi “nhân dân có thể cho ý kiến đối với điều 4 Hiến pháp như với tất cả các nội dung khác mà không có vùng cấm kỵ nào cả” thì nhân dân đóng góp ý kiến cho các ông, thế thì tại sao ông lại chụp cho dân cái mũ “lợi dụng sửa Hiến pháp để kích động, chống đối”?!
Nếu các ông thấy “Bỏ điều 4 là tự sát” thì các ông nên tuyên bố sửa Hiến pháp nhưng giữ nguyên “điều 4” cho bàn dân được biết để  không nói nữa mà làm gì. Đảng muốn làm gì thì đảng làm và nếu thấy yếu trong mình thì xin các ông đừng ra “hóng gió”!
Để làm giảm giá trị của bản Kiến nghị 72, báo chí và truyền thông của đảng liên tục đăng các bài vu khống những người tham gia ký Kiến nghị và tung tin những người ký kiến nghị là giả mạo. VTV1 đã làm một phóng sự về bác Nguyễn Đình Lộc, với mục đích tách bác Lộc ra khỏi nhóm 72 nhân sĩ trí thức yêu nước để dễ trị.
Phóng sự về bác Lộc trên truyền thông “lá cải” của VTV1 đã khiến cư dân nổi giận ném đá vào bác và chỉ trích không tiếc lời cho hả giận.
Thưa các quý vị, ném đá bác Lộc là quý vị đã mắc mưu ly gián rồi.
Thử hỏi trong hàng ngũ quan chức có được bao nhiêu vị thức tỉnh để đồng hành cùng nhân dân như bác Lộc? Bác Lộc đã từng cùng anh em nhân sĩ trí thức đi viếng những liệt sĩ hy sinh trong trận đánh trả bọn xâm lược Trung Quốc bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc trong cuộc chiến bùng nổ vào ngày 17/2/1979, những liệt sĩ này đã bị đảng cố tình lờ đi để làm đẹp lòng bạn vàng “4 tốt”.
Bác Lộc đã cùng các anh em nhân sĩ trí thức ký tên trong kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992. Trả lời phỏng vấn của VTV1 bác Lộc đã nói đúng sự thực những gì mà bác đã làm theo đúng trình tự của sự việc là chuyện hết sức bình thường.
Sau những o ép, cho đến bây giờ bác Lộc vẫn xác định chữ ký của mình trong Kiến nghị 72. Xin các vị hãy để dành đá còn xây nhà giữ đảo Trường Sa, chứ đừng dùng đá để ném vào bác Lộc nữa.
Trong cuộc đấu tranh này chúng ta cần đoàn kết để tăng sức mạnh! Bởi mỗi người có một hoàn cảnh dấn thân khác nhau. Đóng góp của bác Lộc như thế đáng quý biết bao. Hay các vị lại muốn nghe những cung bậc “hết thuốc chữa” của Tuyên Trần (báo Nhân dân), Đại tá GS Đăng Thanh, PGS Nguyễn Tiến Bình, GS TS Nguyễn Viết Thông, v.v. và v.v.?
Chưa hết, ngày 20/3/2013 lại có phóng sự điều tra sự thật của VTV1 về số người ký tên trong kiến nghị: “Thưa quý vị và các bạn, thời gian gần đây, trên một số trang mạng đã xuất hiện cái gọi là Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp năm 1992 do một nhóm người soạn thảo và sau đó bản kiến nghị này được cho là đã có nhiều người ký tên ủng hộ, trong đó đông nhất là ở Hà Tĩnh và Thái Bình” (VTV1).
Với kết quả điều tra ở Thái Bình chương trình thời sự 20/3/2013 của VTV, được VTV lựa chọn phỏng vấn: ông Nguyễn Văn Luân (Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thái Bình), Vũ Ngọc Ngoạn (phường Kỳ Bá, thành phố Thái Bình), Quách Thước (phường Trần Lãm, thành phố Thái Bình), Vũ Đình Trích (giáo dân xã Đông Minh, huyện Tiền Hải) thì không thấy các vị này trưng ra được bằng chứng những người nào là mạo danh??? Các vị chỉ trả lời vu vơ giống như bắn súng lên trời, a dua theo kẻ mạnh mà không chứng minh được con số bao nhiêu người được ngụy tạo. Tên? Tuổi? Địa chỉ cụ thể? Nực cười cho ông Vũ Đình Trích trả lời có đoạn: “gần 2 triệu nhân dân Thái Bình không bao giờ như vậy. Đấy chỉ là một nhóm người bịa ra thôi”.
Xin được hỏi ông Vũ Đình Trích rằng: Để mở một cuộc điều tra xã hội với 2 triệu dân không phải là chuyện dễ “nàm” xong trong một sớm một chiều để có được kết luận ông nhỉ? Vậy căn cứ điều tra xã hội “lào” để ông kết nuận rằng “gần 2 triệu dân Thái Bình không bao giờ như vậy”.  Có lẽ ông là “phù thủy” chăng?
Cũng tại phóng sự này, biên tập viên Quang Minh còn đề cập tới: “Cách đây nửa tháng theo điều tra độc lập của báo Đại đoàn kết và tiếp đó là Đài phát thanh và Truyền hình Hà Tĩnh thì hầu hết là người nông dân và hơn 100 sinh viên Đại học Hà Tĩnh ký vào cái gọi là Bản kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đều là tên giả và không có địa chỉ. Cách đây 2 ngày phóng viên của Đài truyền hình Việt Nam đã về Thái Bình để tìm hiểu về sự việc nàyđã phát hiện ra những bằng chứng về sự ngụy tạo này".  Xin được hỏi VTV rằng: “bằng chứng về sự ngụy tạo này” xin được nêu cụ thể là cái gì? Các vị cứ nói leo lẻo “đã phát hiện ra những bằng chứng ngụy tạo” nhưng các vị có chứng minh nó là tên người nào? Địa chỉ ở đâu? Bao nhiêu người?
Nếu đảng có giỏi thì cứ cho đăng song song tất cả các bản “dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992”  trên truyền thông và mở cuộc trưng cầu ý dân về giữ lại hay bỏ “điều 4” của hiến pháp 1992.
Thật rõ rằng bịa đặt dựng chuyện là “ngón, nghề” lão luyện của truyền thông nhà nước
Nhớ lại vào ngày 20/12/2011 khi ông Tập Cận Bình sang thăm Việt Nam, các vị đã tổ chức lễ đón long trọng Tập Cận Bình bằng lá cờ 6 sao trên tay các em nhỏ và cũng đưa lên truyền thông chính thống VTV của quý vị lá cờ đỏ sao vàng của Việt Nam bên cạnh lá cờ một ngôi sao to ở giữa, xung quanh là 5 ngôi sao nhỏ cờ Trung cộng trong chương trình thời sự cùng ngày. Trong khi lá cờ chính thống của Trung Quốc chỉ có 1 ngôi sao to ở giữa và 4 ngôi sao nhỏ ôm xung quanh. Khiến cho nhân dân Việt Nam bất bình nổi giận la ó các vị ầm ĩ trên mạng.
Đấy là chuyện lá cờ  của nước người mà các vị còn dám ngang nhiên thêm vào 1 sao thì thử hỏi có cái gì mà các vị làm không được? Các vị coi nhân dân Việt Nam giống như những con bò không biết gì chăng ? Con số không nhỏ trên 12 ngàn người đồng ký tên trong Kiến nghị 72, đã làm cho các vị giật mình. Chẳng qua vì sợ bỏ điều 4 thì các vị không còn thống trị nhân dân được nữa nên các vị nói lấy được, nói láo quen mồm “một mình một chợ” chỉ muốn bịp dân, đó là bản chất của truyền thông “lá cải” của các vị.
Chính các vị đã tự đánh mất bạn đọc, bạn nghe đài của mình. Ai không tin xin mời đọc báo Lao động online tại địa chỉ  laodong.com.vn/Su-kien-binh-luan/Tran-dia-thong-tin/98694.bld có bài bình luận của nhà báo Đào Tuấn bên lề Hội nghị của Bộ Văn Hóa thông tin, Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn cho biết: “Có tới 17.000 nhà báo, trong đó có nhiều cây bút có đủ khả năng làm lay động bạn đọc mà “thông tin lưu truyền trong xã hội lại là thông tin từ blog cá nhân”. Nhân dân Việt Nam không mắc lừa các vị  đâu nhé, thưa nhà đài VTV.
Ngày 4/2/2013, 15 vị nhân sĩ trí thức đã đến văn phòng thường trực UBDT sửa đổi Hiến pháp 1992 để trao bản kiến nghị và bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (mẫu). Đây là sự kiện được báo Người Lao động đánh giá là “cơ hội tạo sức mạnh dân tộc” trong số ra ngày 4/2/2013. VTV nói sao trước đánh giá khách quan này của báo người Lao động???
Tình hình thực tế cho thấy Kiến nghị về quy hoạch và các dự án khai thác Bauxite ở Việt Nam ngày 12/04/2009  ngày càng thể hiện tính khoa học, tính chính xác, tính đúng đắn tử tế của những người  khởi xướng và tham gia ký kiến nghị. Nếu từ ngày tiếp nhận kiến nghị, những người cầm quyền biết lắng nghe và dừng lại cái “chủ trương lớn của đảng” đầy tai ương cho dân tộc kia, thì ngày nay đã không bị lỗ nặng sau gần 4 năm đi vào hoạt động, “Cảng Kê Gà” một công trình phục vụ cho khai thác bô-xit đã bị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu ngưng đầu tư vì lỗ. Nếu không tỉnh táo để dừng lại thì “càng làm càng lỗ”, một năm lỗ cả trăm triệu USD, xin đọc tại bài viết đăng trên Tuổi tre online (http://thethao.tuoitre.vn/The-thao/535060/Khai-thac-boxit-cang-lam-cang-lo.htm)!
Vậy hậu quả “lỗ” nặng, tai hại của việc khai thác bô-xit này thuộc về ai, khi các vị tiền nhiệm đã hạ cánh an toàn bên bờ Hồ Tây???
Cuối cùng thì xin các vị đừng giở trò sửa Hiến pháp 1992 cho tốn tiền thuế của dân nữa. Nếu muốn giữ nguyên điều 4, giữ nguyên sở hữu nhà nước về đất đai thì cứ để thế mà ngồi xổm lên đầu nhân dân.
“Kim vàng ai nỡ uốn câu.
Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời”.
Ngày 2/4/2013
N.T.H.L.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Ông Vươn 'không đồng tình' kết luận VKS


Ông Đoàn Văn Vươn đã bác bỏ bản luận tội của đại diện Viện Kiểm sát trong phần tự bào chữa cuối phiên xử ngày 4/4.
Báo trong nước dẫn lời ông Vươn nói có một số chi tiết không được nêu ra hoặc bị làm sai lệch trong bản giám định thương tích của bên bị hại.
Theo ông Vươn, lực lượng bị hại là lực lượng đi làm công vụ, do đó bản giám định phải chứng thực là thương binh nếu bị tổn hại trên 21% sức lao động, dưới mức đó thì là thương tật, nhưng kết luận điều tra, cáo trạng đều không có.
Mặt khác, ông Vươn nói đã chỉ đạo Đoàn Văn Quý chỉ được nhồi vào tút đạn 2,5 - 3 mm để tránh gây chết người. Tuy nhiên, vết thương giám định của các bị hại lại nói đây là đầu đạn 5,5 mm.
Ông này cũng cho rằng quyết định cưỡng chế thu hồi đàm bãi do Ủy ban Nhân dân huyện Tiên Lãng đưa ra là vi phạm hiến pháp và trái pháp luật, dựa theo các điều khoản trong Luật Đất đai, Luật Khiếu nại Tố cáo, theo báo trong nước.

'Tranh tụng căng thẳng'

Phiên tòa sáng ngày 4/4 xảy ra khá căng thẳng, theo tường thuật của luật sư Trần Đình Triển, người có mặt và tham gia bào chữa cho các bị cáo tại phiên tòa.
"Phần trình bày lời bào chữa của các luật sư và phần tranh tụng là hết sức căng thẳng, chủ tọa phiên tòa có khi lấn sân đại diện Viện Kiểm Sát để tranh tụng với luật sư và không ngớt lời cắt,chặn lời luật sư," ông Triển viết trên trang cá nhân.
"Nhiều nội dung cháy bỏng cả về nội dung và tố tụng sai phạm từ thẩm quyền, điều tra, xét xử, định tội danh, có tội hay không có tội, phạm tội nào, công vụ hay không công vụ?"
Các luật sư bảo vệ, bào chữa cho ông Vươn và ông Quý cho rằng, hành vi của thân chủ là bảo vệ quyền lợi chính đáng và việc dựng hàng rào khu vực nhà Đoàn Văn Quý là để bảo vệ khu đầm bãi chưa bị thu hồi.
Các luật sư khác bào chữa cho các ông Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Vệ nói hành vi chống đối của anh em ông Vươn là chống lại hành vi sai pháp luật của chính quyền huyện Tiên Lãng, mặc dù cho rằng "mang cái sai chống lại cái sai" là trái pháp luật.
Theo các luật sư này, phản ứng nổ ra trong lúc anh em ông Vươn ở trạng thái bức xúc vì không được chính quyền sở tại xử lý, giải quyết và nên xem đây là tình tiết giảm nhẹ cho các bị cáo.
Trong phiên xử buổi sáng cùng ngày 4/4, Viện Kiểm sát đã ra đề nghị phạt ông Đoàn Văn Vươn 5-6 năm tù giam, ông Đoàn Văn Quý từ 4 năm 6 tháng - 5 năm tù và Đoàn Văn Sịnh 3 năm 6 tháng-4 năm tù.
Đoàn Văn Vệ, được cho là mới "chuẩn bị phạm tội" nên được đề nghị mức phạt thấp nhất là 20-30 tháng tù, cho hưởng án treo.
Cơ quan công tố cũng đề nghị án phạt vợ ông Vươn, bà Nguyễn Thị Thương 15-18 tháng tù treo và 18-24 tháng tù treo cho em dâu ông, bà Phạm Thị Báu.

'Không thể tha thứ'

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cũng đã lên tiếng về phiên xử trong thông cáo mới nhất gửi đến báo ngày 4/4.
"Sự liên quan giữa việc cưỡng chế đất với các quan chức tham nhũng, kết hợp với sự thiếu vắng của thủ tục tố tụng hợp pháp cũng như pháp luật là điều đang khiến vụ việc vang dội trong tâm trí những người dân Việt Nam," Phó giám đốc HRW tại Châu Á, ông Phil Robertson viết.
"Hành động bạo lực của Đoàn Văn Vươn và các bị cáo khác không thể được tha thứ, nhưng những sự việc thế này là tín hiệu cảnh báo quan trọng với chính phủ Việt Nam về hậu quả của việc cho phép các quan chức vi phạm nhân quyền vô tội vạ.
"Việc những người dân thường bị trấn áp và trong một số trường hợp, tạm giam trong lúc tụ tập trước tòa án đã cho thấy chính quyền chỉ muốn bỏ lại vụ việc phía sau mà không muốn học bất cứ điều gì về tính cấp thiết của việc đảm bảo nhân quyền và pháp quyền tại Việt Nam."
Nguồn BBC


Thursday, April 04, 2013

Phẫn uất, niềm tin và sợ hãi


Kể từ thời điểm xảy ra sự kiện Tiên Lãng cho đến ngày 02-4-2013, thời điểm mà Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án anh em nhà Đoàn Văn Vươn – vụ án được dư luận trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm – nổi bật lên ba vấn đề quan trọng nhất của sự kiện mang ý nghĩa quật khởi này: PHẪN UẤT, NIỀM TIN VÀ SỢ HÃI.
PHẪN UẤT TỘT CÙNG
Thành ngữ Việt Nam có câu “Con giun xéo lắm phải quằn” để chỉ việc ai đó dù hiền lành, cam chịu nhưng sẽ nảy sinh sự phản kháng nếu bị giẫm đạp và đè nén quá nhiều. Và thành ngữ Việt Nam còn có thêm câu “Tức nước vỡ bờ” để chỉ việc con người sẽ bùng lên quật khởi khi bị áp bức quá độ. Anh Đoàn Văn Vươn và những người anh em của anh, những người vợ chịu thương chịu khó của họ chính là điển hình của hàng chục triệu  “con giun” đang ngày đêm bị chính quyền giày xéo. Không thể mãi chịu đựng, những con giun đã buộc “phải quằn”, những bờ đê có thói quen chịu đựng đã buộc phải vỡ trước sự “tức nước”. Anh Vươn và người thân thể hiện sự “quằn”, “vỡ bờ” bằng cách trang bị cho mình vài khẩu súng hoa cải, một bình gas được cài thêm kíp nổ, và một vài lớp hàng rào thưa thớt. Tất cả trang thiết bị ấy chỉ là sự thể hiện phẫn uất, sự phản kháng trước những quyết định phi nhân văn của chính quyền hơn là sự thể hiện hành động chống người thi hành công vụ, thể hiện ý đồ giết người có chủ đích. Các trang thiết bị thô sơ và ít ỏi đó quá yếu ớt và mong manh trước hàng trăm quân nhân, công an được trang bị đầy đủ và được tổ chức chu đáo.
Sự phẫn uất tột cùng của anh Đoàn Văn Vươn và những người anh em ruột thịt chính là sự tiếp nối nổi bật của những hằng số phẫn uất kéo dài từ năm này qua năm khác, trải dài từ địa phương này sang địa phương khác: sự kiện Quỳnh Lưu – Nghệ An năm 1992, Thái Bình năm 1995, Đắk Lắk năm 2006, Tiền Giang năm 2009, EcoPark năm 2010, Dương Nội năm 2011 và 2012-2013, vân vân và vân vân… Và trong tương lai, sự phẫn uất này có thể bùng phát dữ dội hơn khi ngọn lửa Đoàn Văn Vươn đã trở thành một biểu tượng của phẫn uất và phản kháng. 
NIỀM TIN
Những hành động mang tính biểu tượng của anh Đoàn Văn Vươn và những người anh em ruột thịt của anh đã gieo vào hàng triệu con tim Việt những niềm tin tươi sáng vào một ngày mai tươi đẹp hơn. Niềm tin ấy được vợ anh Đoàn Văn Vươn thể hiện một cách mộc mạc mà sâu sắc: “Gia đình chúng tôi sẵn sàng chịu thiệt để cuộc sống công bằng và tốt đẹp hơn”. Niềm tin ấy được thể hiện qua việc hàng ngàn người khắp nơi trên đất nước tìm mọi cách để đến được Hải Phòng trong những ngày xử án nhằm tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho anh em nhà Đoàn Văn Vươn. Niềm tin ấy được thể hiện bằng tuyên ngôn cháy bỏng CÔNG LÝ CHO ĐOÀN VĂN VƯƠN được phát đi từ những nhiệt huyết chỉ mới 20 tuổi. Niềm tin ấy được thể hiện bằng “những con chữ biểu tình” (tựa một bài thơ của Nguyễn Trọng Tạo xuất hiện trong những ngày gần đây) tràn ngập trên các mạng truyền thông xã hội, trên các mạng xã hội như Twitter, Facebook đòi các nhà chức trách Việt Nam trả tự do cho anh em nhà Đoàn Văn Vươn, vạch rõ các sai trái về chính sách đất đai của Việt Nam. Niềm tin vào một ngày mai tốt đẹp hơn còn được thể hiện qua các câu khẩu hiệu được bà con nông dân ở Dương Nội, EcoPark dương lên: “Đoàn Văn Vươn vĩ đại”, “Tinh thần Đoàn Văn Vươn bất diệt”, “Hãy học tập tinh thần chiến đấu của Đoàn Văn Vươn”… Niềm tin ấy còn được tiếp sức bởi những nhiệt huyết tự do và dân chủ từ khắp nơi. 
SỢ HÃI TỘT CÙNG
Khi một chính thể sợ hãi, chính thể ấy sẽ thể hiện sức mạnh bạo lực, phẩm chất đàn áp bằng cách tung ra những lực lượng chính qui đông đảo. Trong ngày đầu tiên xét xử sơ thẩm vụ án Đoàn Văn Vươn, chính thể Việt Nam mà đại diện là chính quyền thành phố Hải Phòng đã tung ra rất đông những lực lượng cảnh sát nổi và chìm, dùng các thủ đoạn  để chia cắt và cô lập những người ủng hộ anh Vươn, phá sóng điện thoại di động và internet để ngăn chặn thông tin xét xử, không cho các phóng viên quốc tế trực tiếp vào phòng xử án hòng ngăn chặn một làn sóng thông tin toàn cầu. Chính quyền Việt Nam và nhà cầm quyền ở Hải Phòng đã quên đi một điều rất cơ bản rằng, con đường ngắn nhất để đi đến diệt vong là đàn áp nhân dân và bịt miệng báo chí. 
Vụ án Đoàn Văn Vươn được đưa ra xét xử, thông tin này làm tôi nhớ tới bài thơ Tự bạch Chí Phèo của nhà thơ Tùng Bách, trong đó có đoạn: “Nhân dân không là tớ – Nhưng tớ là nhân dân – Tớ là nhân dân của làng Vũ Đại – Đểu với đây thì đây đểu lại – Tưởng đây sợ chết lắm à?“. Trong vụ Đoàn Văn Vươn, rõ ràng anh Vươn đã vô tình trở thành Chí Phèo để chống lại chính quyền là Bá Kiến.
Anh Vươn có thể đã phạm tội. Nhưng sự phạm tội của anh bắt nguồn từ từ những chính sách lạc hậu và sai trái của luật pháp Việt Nam và người thừa hành luật pháp ấy. Đó là bi kịch của anh Vươn nói riêng và cũng là bi kịch của hàng triệu người Việt Nam nói chung. Vụ án Đoàn Văn Vươn đã thức tỉnh nhân dân Việt Nam nhưng liệu có thức tỉnh được những não trạng đang nắm trong tay quyền lực? Có lẽ nào nhà cầm quyền mãi diễn những hài kịch nhạt thếch trong lúc nhân dân buộc phải đón nhận những bi kịch cay đắng nhất?
Nếu chính quyền Việt Nam nhận ra muôn vàn sự sai trái trong vụ án anh Vươn thì chính quyền hãy thể hiện sự cầu tiến và khoan dung bằng cách giành cho anh Vươn bản án nhẹ nhất!
T.D.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Nguồn Bauxitvn

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More