Ngày cập nhật: 14/04/2013
Ngày
21/2/2012 đài Phát Thanh Á Châu Tự Do phỏng vấn Chị Hanna, thiện nguyện
viên làm việc với CAMSA ở Malaysia, về trường hợp của mẹ và con gái
cùng bị bán làm nô lệ tình dục. Sau đó ít lâu Đài Á ChâuTự Do đưa tin
về 15 thiếu nữ Việt bị buôn làm nô lệ tình dục bên Nga; có cô đã bị giam
giữ trên 4 năm. CAMSA đang lo giải thoát họ khỏi vòng nô lệ. Điều đau
lòng là tình trạng các phụ nữ, thiếu nữ Việt bị lường gạt sang Malaysia
và Nga ngày càng phổ biến. Họ thường là dân quê nhẹ dạ, cả tin nên dễ bị
kẻ gian mồi chài, lường gạt.
Chúng
ta có thể chủ động thay đổi tình thế bằng cách chuyển những thông tin
hướng dẫn dưới đây đến thật rộng rãi đồng bào ở khắp nước. Mỗi người
bằng phương tiện riêng của mình, xin quý vị chuyển tin về trong nước đến
người thân, bạn bè, và mọi tầng lớp dân chúng.
***
Để giảm rủi ro bị lường gạt khi đi lao động ngoài nước, đồng bào cần chú ý đến những dấu hiệu báo động sau đây:
(1)
Đi lao động ở nước khác bằng visa du lịch hoặc không có visa: Muốn
lao động ở nước khác thì phải visa lao động trước khi vào nước đó. Bằng
không thì là lao động chui, bất hợp pháp và hoàn toàn bị kẻ gian khống
chế và dọa sẽ báo cho cảnh sát đến bắt.
(2)
Đi lao động mà không có hợp đồng: Có hợp đồng thì chưa hẳn là không bị
lừa. Còn như không có hợp đồng thì nắm chắc là sẽ bị bóc lột vì khi đã ở
đất khách, kẻ khống chế mình sẽ đặt ra nhiều đòi hỏi vô lý trong “hợp
đồng miệng”, nghĩa là họ bảo sao ta phải làm vậy.
(3)
Không phải trả phí tổn vận chuyển, làm giấy tờ, v.v.: Mục tiêu của
người môi giới là kiếm tiền bằng cách đưa con mồi vào tròng để thu lợi.
Nếu không tính tiền trước thì họ sẽ tính tiền sau. Tính tiền trước, chưa
chắc họ sẽ không lường gạt. Tính tiền sau là cách họ thả con tép để bắt
con tôm. Họ sẽ tuỳ tiện áp đặt các khoản nợ không tên không tuổi để ép
nạn nhân phải lao động nô dịch hay “đi khách” nhưng vẫn không bao
giờ trả hết số nợ này.
(4)
Đi lao động mà không biết chủ là ai, địa chỉ ở đâu: Điều mập mờ này
báo hiệu tình trạng “trao thân cho tướng cướp”. Không biết tông tích
người chủ thì gia đình không thể tìm cách giải cứu khi gặp
nạn.
Và đây là những cách đơn giản nhưng hiệu nghiệm để phòng thân:
(1)
Nếu thấy một dấu hiệu như trên thì nên suy xét lại. Nếu có hai hoặc
nhiều dấu hiệu như trên hơn thì nên dứt khoát không liều mạng.
(2)
Nếu đang do dự, hãy liên lạc với Liên Minh CAMSA để phối kiểm trước
nơi sẽ đến làm việc: email: camsa@bpsos.org, điện thoại: +603 772 68
497. Đây là số điện thoại ở Malaysia nhưng có thể giúp phối kiểm việc
làm ở Nga.
(3)
Nếu quyết định đi lao động ở nước ngoài, trước khi lên đường hãy cầm
theo các số điện thoại để cầu cứu khi cần. Liên lạc với số của CAMSA
Malaysia ở trên, chúng tôi sẽ cung cấp số điện thoại cầu cứu ở bất kỳ
quốc gia nào khác.
Chúng
tôi kêu gọi đồng hương ở trong và ngoài nước giúp phổ biến thông tin
này thật rộng rãi ở quốc nội, nhất là đến các vùng thôn dã xa xôi. Cứ
mỗi một đồng bào biết cách giữ mình thì sẽ bớt được một nạn nhân để phải
giải cứu. Khi đã là nạn nhân rồi, dù được giải cứu thì cũng đã trễ.
Những tổn thương có thể sẽ không bao giờ nguôi ngoai.
Liên lạc với CAMSA:
- Nếu gọi từ ngoài Malaysia: +603 772 68 497
- Nếu gọi trong phạm vi Malaysia: 1800 22 22 672
- Email: camsa@bpsos.org
Nguồn machsong.org
0 comments:
Post a Comment